1. Đối tượng học viên:
– Từ 6-12 tuổi
– Trẻ nhỏ muốn học những kiến thức căn bản về âm nhạc và cây đàn piano
– Trẻ nhỏ hiếu động, mất tập trung trong các hoạt động thường ngày
– Bố mẹ muốn có một phương pháp giúp trẻ rèn giũa khả năng nghệ thuật
– Bố mẹ muốn tăng khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua việc hoạt động đôi tay và trí não khi luyện đàn
2. Giá trị nhận được
– Nắm được những kiến thức cơ bản về chơi đàn piano
– Nhận biết các vị trí nốt nhạc trên phím đàn
– Biết cách chơi và thực hành tất cả các bản nhạc được dạy trong khóa học
– Nâng cao kỹ năng tư duy, tính tập trung và khả năng sáng tạo
– Tăng độ chính xác và tính độc lập của bàn tay, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt-tay-chân
– Xây dựng tính kiên nhẫn, vượt qua khó khăn và trẻ tự tin trước đám đông
3. Thông tin khóa học:
Khóa học “Piano phát triển khả năng sáng tạo và tập trung cho trẻ” là món quà mà VMC cùng đội ngũ chuyên môn dành cho các bạn nhỏ – mầm non tương lai của đất nước
Thông qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cho lứa tuổi trẻ em, giảng viên đưa ra những phương pháp đơn giản, dễ hiểu giúp các bé dễ dàng tiếp thu toàn bộ kiến thức và thực hành như:
– Làm quen với các phím đàn và những kiến thức cơ bản khi tập chơi piano
– Khám phá những câu chuyện trên phím đàn thông qua lối kể chuyện sinh động, hài hước
– Bé học cách đánh những bản nhac đơn giản như Happy birthday, Cả nhà thương nhau, Cháu yêu bà,…
– Phần thực hành cung cấp nhiều tài liệu hỗ trợ như bản nhạc, video hướng dẫn chi tiết. Từ đó giúp bé yêu thích việc đánh đàn và phát triển tính sáng tạo của bản thân hơn.
Với nguồn giáo trình phong phú và sự truyền đạt vui nhộn của giảng viên sẽ là nền tảng vững chắc giúp bé phát triển khả năng tập trung và tính sáng tạo thông qua khoảng thời gian vui chơi cùng phím đàn.
CHƯƠNG 1: ÂM NHẠC ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TRÍ NÃO CỦA TRẺ EM ?
Bài 1: Tiếp cận âm nhạc một cách thụ động và chủ động
Bài 2: Chăm sóc sức khoẻ chủ động bằng âm nhạc là gì?
Bài 3: Vì sao trẻ em từ 6 – 12 tuổi là độ tuổi tốt nhất để học Piano ?
CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC ÂM NHẠC CƠ BẢN
Bài 1: Sự liên quan giữa cha đẻ của cây đàn Piano và quê hương của Pizza?
Bài 2: Con đường âm nhạc
Bài 3: Ngôi nhà âm nhạc với những người bạn âm thanh
Bài 4: Câu chuyện âm nhạc của bình minh và ban đêm
Bài 5: Khám phá ra tên gọi của những phím đàn đen trắng thật dễ nhớ ! (Phần 1)
Bài 6: Nốt nhạc nằm bên ngoài ngôi nhà âm nhạc gọi là gì?
Bài 7: Căn phòng của Đô – Rê – Mi
Bài 8: Khám phá ra tên gọi của những phím đàn đen trắng thật dễ nhớ ! (Phần 2)
Bài 9: Nơi trú ẩn của Pha – Sol – La – Si
Bài 10: 7 nốt nhạc cầu vồng (Gam Đô trưởng)
Bài 11: Câu chuyện về cây kẹo hồ lô
Bài 12: Cột đèn giao thông
Bài 13: Trò chơi đắp người tuyết
CHƯƠNG 3: 13 CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC ĐẦU TIÊN TRÊN PIANO
Bài 1: Chiếc thang âm nhạc (Phần 1)
Bài 2: Thang âm C – D – E
Bài 3: Căn phòng của Đô – Rê – Mi
Bài 4: Câu chuyện âm nhạc của bình minh và ban đêm
Bài 5: Chiếc thang âm nhạc (Phần 2)
Bài 6: Leo lên núi cao F – G – A – B
Bài 7: Nơi trú ẩn của Pha – Sol – La – Si
Bài 8: 10 ngón tay nhảy múa
Bài 9: 7 nốt nhạc cầu vồng
Bài 10: Cuộc trò chuyện của những chữ cái âm nhạc
Bài 11: Cây kẹo hồ lô
Bài 12: Cột đèn giao thông
Bài 13: Trò chơi đắp người tuyết
CHƯƠNG 4: 10 NGÓN TAY KỂ CHUYỆN
Bài 1: Cả nhà thương nhau
Bài 2: Cháu yêu bà
Bài 3: Chú ếch xanh
Bài 4: Minuet in G
Bài 5: Mary had a little lamb
Bài 6: Jingle bell
Bài 7: ABC song
Bài 8: Marriage of Figaro
Bài 9: Lullaby
Bài 10: Happy birthday
Giảng viên Piano Đoàn Mai Hồng
Với kinh nghiệm giảng dạy hơn 13 năm cùng với phong cách truyền đạt đơn giản, thân thiện, dễ hiểu và truyền cảm hứng đã khiến cô Mai Hồng trở thành một trong những giảng viên được đông đảo học viên yêu mến và tin cậy.