GIÁ TRỊ BẠN NHẬN ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC
- Hỗ trợ các tuyến nội tiết hoạt động hài hoà hơn, cân bằng hơn, ổn định hơn theo nguyên lý tự nhiên và toàn diện
- Hiểu biết về các yếu tố chính liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Giảm triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng khi đến chu kỳ kinh nguyệt
- Từng bước điều hòa lại chu kì kinh nguyệt được đều đặn hơn
- Cải thiện, ổn định cảm xúc khi đến chu kỳ
- Nâng cao sức khỏe toàn diện
TẠI SAO NÊN HỌC KHÓA HỌC NÀY
Theo y học cổ truyền người nữ năm 14 tuổi mỗi tháng có kinh một lần gọi là kinh nguyệt hay nguyệt tín như vậy là bình thường.
Kinh nguyệt chính là chỉ số quan trọng nhất thể hiện rõ nét tình trạng sức khoẻ người phụ nữ. Kinh nguyệt bình thường là biểu hiện của sức khoẻ tốt, bao gồm 3 yếu tố chủ đạo sau:
• Thứ nhất là trạng thái các cơ quan nội tạng có sự phối hợp với nhau nhịp nhàng theo sự điều hoà của hệ thống thần kinh nội tiết.
• Thứ hai là hệ thống kinh mạch lưu thông, âm dương cân bằng.
• Thứ 3 là cảm xúc ổn định hài hoà thư giãn.
Nói như thế để thấy việc bảo vệ sức khoẻ thông qua điều hoà kinh nguyệt chính là phương pháp tốt nhất để giúp người phụ nữ có cơ thể tươi tắn và căng tràn sức sống.
Tuy nhiên, ngày nay đang có quá nhiều phụ nữ gặp vấn đề về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, điều này phần nào đến từ việc stress, cảm xúc bất ổn, cơ thể ứ trệ, nhiều thói quen có hại, sự mất cân bằng trong hoạt động điều hoà của hệ nội tiết.v.v..
Nhằm đem đến người phụ nữ cái nhìn toàn diện về sức khoẻ thông qua việc “Chăm sóc điều hoà kinh nguyệt chủ động”, khoá học này sẽ giúp mỗi người có khả năng sử dụng những kinh nghiệm quý báu từ các Danh y Y học cổ truyền trong việc điều hoà kinh nguyệt như:
– Bộ huyệt đặc hiệu giúp điều hoà kinh nguyệt
– Cách tự xoa bóp đơn giản dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
– Phương pháp điều hoà cảm xúc theo nguyên lý Y học Cổ truyền
– Những món ăn, bài thuốc giúp hoạt huyết, dưỡng huyết điều kinh.
Đặc biệt, ngoài những kiến thức Y học truyền thống quý báu, chúng ta sẽ được thấy rõ sự liên quan của hoạt động kinh nguyệt và những cấu trúc, chức năng của cơ thể liên quan như khung chậu, cột sống, cơ bắp, dây chằng… để từ đó tự mình nhận ra những lỗi rất thường gặp mà mình đã mắc phải gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và điều chỉnh nó
AI CẦN KHÓA HỌC NÀY
- Phụ nữ đang phải đều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc nội tiết
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt (kỳ kinh thất thường, chất lượng mỗi chu kì không ổn định)
- Phụ nữ bị đau bụng khi đến kì kinh
- Người khó kiểm soát cảm xúc khi đến chu kì kinh nguyệt
- Phụ nữ thể trạng yếu
Chương 1: Rối loạn kinh nguyệt dưới góc nhìn 2 nền y học
Bài 1: Vị trí tử cung trong giải phẫu
Bài 2: Cột sống & sự điều hoà kinh nguyệt
Bài 3: Gân cơ dây chằng & kinh nguyệt
Bài 4: Cảm xúc & kinh nguyệt
Bài 5: Kinh mạch & kinh nguyệt
Bài 6: Nội tạng & kinh nguyệt
Bài 7: Thói quen sinh hoạt gây rối loạn kinh nguyệt
Chương 2 Xoa bóp điều hoà kinh nguyệt
Bài 1: Tại sao xoa bóp lại giúp điều hoà kinh nguyệt
Bài 2: Những kĩ thuật xoa bóp điều hoà kinh nguyệt
Bài 3: Xoa bóp vùng thắt lưng
Bài 4: Xoa bóp vùng xương cùng
Bài 5: Xoa bóp mặt trong đùi
Bài 6: Xoa bóp vùng ngực
Bài 7: Xoa bóp vùng bụng
Bài 8: Xoa bóp vùng dưới rốn
Chương 3: Huyệt đạo điều hoà kinh nguyệt
Bài 1: Huyệt là gì
Bài 2: Nguyên tắc bấm huyệt
Bài 3: Các huyệt nổi tiếng giúp điều hoà kinh nguyệt
Bài 4: Huyệt Tam âm giao
Bài 5: Huyệt Thái xung
Bài 6: Huyệt Túc tam lý
Bài 7: Huyệt Hợp cốc
Chương 4 Làm ấm huyệt vị, kinh lạc bằng máy sấy tóc
Bài 1: Nguyên tắc dùng máy sấy
Bài 2: Kĩ thuật chăm sóc cột sống bằng máy sấy
Bài 3: Kĩ thuật chăm sóc huyệt đạo bằng máy sấy
Bài 4: Kĩ thuật chăm sóc kinh lạc bằng máy sấy
Chương 5 Nghệ thuật chuyển hoá cảm xúc của Y học cổ truyền
Bài 1: Cảm xúc tiêu cực và những vùng cơ thể bị bó cứng
Bài 2: Loại bỏ gánh nặng cảm xúc khỏi vùng bả vai
Bài 3: Bài tập cột sống giúp ổn định cảm xúc
Chương 6 Canh thuốc Đông y điều hoà kinh nguyệt
Bài 1: Canh ngải cứu, đường đỏ, trứng gà
Bài 2: Canh long nhãn, táo đỏ, thịt nạc
Chương 7: Quy trình chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động
Bài 1: Ngày thứ nhất: Xoa bóp thắt lưng, xương cùng + huyệt Tam âm giao
Bài 2: Ngày thứ hai: Xoa bóp thắt lưng, xương cùng + huyệt Thái xung + Ăn canh thuốc
Bài 3: Ngày thứ ba: Xoa bóp ngực bụng, đùi + Huyệt Tam âm giao + Thái xung
Bài 4: Ngày thứ tư: Làm toàn bộ bài xoa bóp
Bài 5: Ngày thứ năm: Bấm toàn bộ 4 huyệt
Bài 6: Ngày thứ sáu: Chăm sóc cảm xúc + tập cột sống + Ăn canh thuốc
Bài 7: Ngày thứ bảy: Làm bài xoa bóp + Bấm huyệt
Giảng viên chuyên môn